Hiểu về lòng trắc ẩn ( self – compassion) để có cuộc sống trọn vẹn hơn

“If your compassion does not include yourself. It is incomplete” – Buddha
(Lòng trắc ẩn mà không dành cho chính mình thì sẽ không trọn vẹn)
Cuộc sống vốn có những khó khăn thử thách và đôi khi chúng ta quên mất rằng bản thân mình cũng cần được đối xử nhẹ nhàng và bao dung. Thay vì thấu hiểu và cảm thông cho những sai lầm của mình, nhiều lần bạn lại đánh giá và chỉ trích bản thân. Tuy nhiên lặp lại điều này thường xuyên có thể dẫn đến các vấn đề liên quan tới hình ảnh bản thân, lo âu, căng thẳng, trầm cảm… Thực hành lòng tự trắc ẩn có thể giúp chúng ta có thêm động lực, nâng cao hình ảnh bản thân, tăng khả năng phục hồi và giảm các rối loạn tâm lý, gia tăng cảm nhận về hạnh phúc. 
Vậy lòng tự trắc ẩn là gì?
Lòng tự trắc ẩn là cách bạn đối xử với bản thân như cách bạn đối xử với bạn bè hoặc người thân của mình khi họ gặp khó khăn trong cuộc sống. Theo cách hiểu đó, lòng trắc ẩn là khả năng tha thứ, chấp nhận vậy và yêu thương bản thân trong những tình huống khó khăn hay mắc sai lầm. Bao gồm việc thừa nhận sai lầm và những đau khổ của bản thân và đáp lại bằng sự tử tế, quan tâm, thấu hiểu mà không có bất kỳ sự phán xét hay đánh giá nào. Bạn trò chuyện với bản thân như cách trò chuyện với một người bạn, nhìn nhận những rắc rối, sai lầm và thất bại là một phần không thể thiếu trong tiến trình phát triển.
Làm cách nào để phát triển lòng tự trắc ẩn?
  • Tập tử tế với bản thân, đối xử với bản thân như cách bạn đối xử với người khác Khi thực hành lòng trắc ẩn, bạn sẽ nhận ra không ai là hoàn hảo. Suy nghĩ này sẽ giúp bạn thay đổi góc nhìn về những thử thách và lỗi lầm của mình. Bạn sẽ đối xử tử tế với bản thân thay vì chỉ trích khi mắc sai lầm. Lòng tự trắc ẩn không nên bị hiểu nhầm thành tự thương hại bản thân, khi chúng ta tập trung và phóng đại nỗi buồn, chìm đắm vào các vấn đề của riêng mình. Nhưng tử tế với bản thân không phải suy nghĩ “mình thật tội nghiệp” mà bạn nghĩ rằng “ai cũng sẽ trải qua thất bại” và bạn không cô đơn.
  • Thực hành chánh niệm – Một yếu tố khác của lòng tự trắc ẩn là chánh niệm, khi bạn nhận thức được về bản thân, bạn sẽ có một tâm thế sẵn sàng đối mặt với nỗi đau của mình và chấp nhận nó. Sự chỉ trích thường xuyên xuất hiện trong tâm trí và có thể đánh gục bạn, chánh niệm giúp bạn nhận thức được thiếu sót của mình, không còn khắt khe với bản thân. Kết quả là, bạn sẽ nhận ra những phương diện cẩn cải thiện một cách tích cực mà không còn áp lực phải trở thành “người hoàn hảo”.
Lợi ích của thực hành lòng tự trắc ẩn
Lòng tự trắc ẩn giúp chúng ta nhận ra sự tách biệt giữa bản thân và những sai lầm của mình, đưa ra một lựa chọn tồi không đồng nghĩa với việc biến bạn thành một con người “tồi”. Khi thực hành thường xuyên, bạn sẽ chấp nhận con người vốn không hoàn hảo, công nhận giá trị của bản thân mình nhưng không theo hướng tự mãn, làm mất đi động lực cố gắng hoàn thiện bản thân mỗi ngày. 
Thêm vào đó, thực hành lòng tự trắc ẩn giúp cá nhân có nhiều mối liên kết xã hội hơn, tăng sự hài lòng với cuộc sống, hay quan tâm, ủng hộ và cảm thông hơn với người khác. Nghiên cứu cũng chỉ ra những người có lòng tự trắc ẩn thường có ít lo lắng, ít phiền muộn và nỗi sợ thất bại hơn. Từ đó giúp chúng ta xây dựng một cuộc sống lành mạnh, cân bằng và trọn vẹn hơn.
Nguồn tham khảo:
[1] Self-compassion makes life more manageable
[2] Bài viết The Five Myths of Self-Compassion của tác giả Kristin Neff
Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare
Bình luận
Sản phẩm liên quan
1
Bạn cần hỗ trợ?
.