TỔN THƯƠNG TÂM LÝ: NHẬN THỨC TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã từng dạy rằng: “Đạo Phật dạy chúng ta đừng cố gắng chạy trốn khỏi đau khổ. Bạn phải đương đầu với đau khổ, bạn phải nhìn sâu vào bản chất của đau khổ để nhận ra nguyên nhân của nó”. Quá khứ đau khổ đến mấy rồi cũng sẽ qua đi, cũng giống như những vết thương lòng rồi cũng sẽ có ngày lành lại. Muốn hạnh phúc thì cần chữa lành, muốn chữa lành thì trước hết phải nhận ra được tổn thương.

May be an image of text that says "Tổn thương tâm lý: NHẬN THỨC TRƯỚC KHI quá muộn narcissusproject narcissus"

Vậy tổn thương tâm lý là gì và nguyên nhân nào dẫn tới những tổn thương tâm lý? Tổn thương tâm lý là phản ứng của một người tới một sự kiện mà nó mang lại cho họ đau khổ, ám ảnh, vượt quá sức chịu đựng bình thường. (Legg, 2020) Bất cứ ai xung quanh chúng ta đều có thể đã và đang mang tổn thương tâm lý.
Tuy nhiên không phải ai tất cả mọi người đều có cùng trải nghiệm đều nhận về tổn thương như nhau. Điều này phụ thuộc sự khác biệt giữa các cá thế. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tổn thương tâm lý như:
Từ phía xã hội:
  • Áp lực cơm áo gạo tiền, áp lực đồng trang lứa
  • Chứng kiến các vụ bạo lực, giết người, tai nạn
  • Bị chỉ trích, bắt nạt, bạo lực học đường, xung đột sắc tộc, xu hướng tính dục.
Từ phía gia đình:
  • Bị bạo lực gia đình.
  • Bị các thành viên khác đối xử tệ, không công bằng, kỳ thị.
Từ chính bản thân:
  • Tự đánh giá thấp bản thân.
  • Di truyền từ gia đình với các bệnh phổ biến như trầm cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực.
Vậy làm sao để nhận ra được tổn thương tâm lý? (Legg, 2020), (Cascade Behavioral Health, n.d.)
Bạn sẽ cần lưu ý nếu thấy ai đó xung quanh mình có biểu hiện của tổn thương tâm lý như:
???? Họ thường có cảm xúc không ổn định: vui buồn thất thường, hoặc có biểu hiện thái quá (dễ hoảng loạn, tức giận…).
???? Suy nghĩ rất tiêu cực, dần mất kết nối với mọi người xung quanh. Ví dụ họ có thể thường xuyên chia sẻ các bài đăng rất buồn hoặc bắt đầu nói với cái chết.
???? Giai đoạn đầu họ tìm kiếm sự giúp đỡ, kêu cứu thông qua các hành vi như tự hại bản thân,… Sau dần họ tách biệt ra khỏi cộng đồng.
???? Trí nhớ giảm sút và khả năng tập trung kém dần.
???? Có biểu hiện lạm dụng chất kích thích.
???? Có xu hướng thường xuyên hoảng loạn và lo lắng…
???? Những dấu hiệu thường thấy do tổn thương tâm lý mang đến: (Legg, 2020), (Cascade Behavioral Health, n.d.)
???? Cô độc, có xu hướng muốn tách bản thân khỏi cộng đồng dần bắt đầu mất hứng thú với những địa điểm yêu thích, hoặc sở thích cá nhân.
???? Cảm thấy khó kiểm soát cảm xúc và hành vi dẫn đến xuất hiện những hành vi tự hại hoặc làm hại người khác. Đôi lúc họ phụ thuộc vào người khác, và rất cần sự chú ý của mọi người xung quanh.
???? Thói quen sinh hoạt thay đổi về giấc ngủ, ăn uống…
???? Tình trạng sức khỏe kém dần cùng những rối loạn chức năng sinh lý cũng là một trong các biểu hiện dễ thấy.
???? Sợ hãi hoặc lo lắng dữ dội về một thay đổi nào đó trong cơ thể: tăng cân, đau bụng, rụng tóc…
???? Khi nào thì bạn cần gặp bác sĩ tâm lý? (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, 2021)
Khi các tổn thương kéo dài quá lâu dẫn đến chức năng điều hành của não bộ bị suy giảm, các triệu chứng trở nặng thành dấu hiệu của bệnh tâm lý (trầm cảm, rối loạn lưỡng cực,…)
Khi đó, người gặp vấn đề sẽ có xu hướng:
???? Càng lúc càng khó kiểm soát cảm xúc và dễ rơi vào hoảng loạn.
???? Dần có những ảo giác, hoang tưởng.
???? Xuất hiện sự chán ghét và muốn huỷ hoại bản thân; sợ hãi hoặc lo lắng dữ dội về một thay đổi nào đó trong cơ thể: tăng cân, đau bụng, rụng tóc…
???? Có sự gia tăng xu hướng về cả ý nghĩ và hành động làm tổn thương bản thân hoặc người khác.
???? Suy nghĩ nhiều hơn về cái chết và có hành động, kế hoạch để kết liễu cuộc sống bản thân.
???? Có sự thay đổi đáng kể trong chế độ ăn uống hoặc giấc ngủ.
???? Họ có thể lạm dụng chất kích thích, gây nghiện, hoặc các loại thuốc an thần, thuốc ngủ.
Tuy vậy, khi triệu chứng đã quá độ đến mức này thì cá nhân người gặp tổn thương sẽ khó có thể tự nhận thức được. Vậy nên, chúng ta cần trang bị những kiến thức cơ bản để có thể kịp thời nhận ra và quan tâm chăm sóc những người xung quanh chúng ta.
???? Tổn thương tâm lý vốn là những nỗi đau rất sâu và không có một phương pháp chữa lành chung nào cho tất cả. Tuy nhiên, nếu nhận thấy bản thân có những bất ổn về sức khoẻ tinh thần, bạn có thể thứ những cách sau đây: (Legg, 2020)
???? Đầu tiên, nên bắt đầu điều trị bệnh với các biện pháp chăm sóc bản thân như tập thể dục, cố gắng kết nối lại với chính mình, thay đổi chế độ ăn, ngủ hợp lý.
???? Luyện tập các phương thức giúp cân bằng cảm xúc như thiền định, tập hít thở,…
???? Có thể tìm kiếm sự giúp đỡ và chia sẻ từ cộng đồng.
???? Đặc biệt là dành thời gian để lắng nghe và chăm sóc bản thân.
???? Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia khi cần.
Biết rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng và có thể mang lại cho ta muôn vàn tổn thương, nhưng hãy nhớ rằng, có thế giới này luôn yêu thương và có Narcissus luôn ở bên các bạn. Vậy nên đừng mãi chìm vào những vết thương của quá khứ, hãy kiên trì với hành trình của mình bởi bạn xứng đáng với những điều tốt đẹp nhất!
Nguồn: Narcissus Project
________________________________________
????Hãy liên hệ với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần được hỗ trợ:
???? Hoamoclangroup@gmail.com
???? Hoamoclangroup.vn
Bình luận
Sản phẩm liên quan
1
Bạn cần hỗ trợ?
.